- By admin
- No Comments
- Dịch vụ Chăm sóc nhà Thợ Lắp Đặt Điện Nước
Lắp đặt đường ống nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp nước ổn định và hiệu quả cho mọi công trình.
1. Tầm quan trọng của việc lắp đặt đường ống nước đúng kỹ thuật
- Việc thi công hệ thống cấp thoát nước đúng kỹ thuật giúp đảm bảo:
- Cung cấp nước sạch liên tục và ổn định.
- Ngăn ngừa rò rỉ, thất thoát nước và giảm chi phí sửa chữa.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho người sử dụng.
2. Các bước cơ bản trong thi công hệ thống cấp thoát nước

2.1. Lập kế hoạch và thiết kế
- Xác định nhu cầu sử dụng nước: Tính toán lưu lượng và áp lực nước cần thiết cho công trình.
- Lựa chọn vật liệu: Sử dụng ống nhựa PVC, PPR hoặc HDPE chất lượng cao để đảm bảo độ bền và an toàn.
2.2. Thi công lắp đặt
- Lắp đặt đường ống cấp nước: Đảm bảo đường ống được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh gấp khúc và đảm bảo độ dốc phù hợp.
- Lắp đặt đường ống thoát nước: Đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả, tránh tắc nghẽn và mùi hôi.
- Kiểm tra và vận hành thử: Sau khi lắp đặt, cần kiểm tra áp lực nước, khả năng thoát nước và khắc phục kịp thời các sự cố nếu có.
3. Lưu ý khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

- Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật: Sử dụng kích thước ống phù hợp, ví dụ đường ống chính nên có đường kính lớn hơn 102 mm, ống thoát bồn cầu khoảng 78 – 80 mm.
- Đảm bảo độ dốc hợp lý: Giúp nước thoát nhanh chóng, tránh ứ đọng và tắc nghẽn.
- Sử dụng phụ kiện chất lượng: Van, khớp nối và các phụ kiện khác cần đảm bảo chất lượng để hệ thống hoạt động ổn định.
- Việc lắp đặt đường ống nước đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng mà còn tăng tuổi thọ cho hệ thống, giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.
4. Quy trình lắp đặt hệ thống cấp thoát nước như sau:

4.2. Lắp đặt đường ống cấp nước
Đầu tiên cần phải kiểm tra về chất lượng vật liệu và bảo quản trong kho. Có 2 loại ống thường được sử dụng tại Việt Nam: ống PVC và ống PPR. Trong hai loại ống này thì ống PVC có giá thành rẻ hơn, lắp đặt đơn giản bằng keo chuyên dụng. Còn ống PPR việc lắp đặt sẽ có phần phức tạp hơn bởi bạn phải sử dụng máy cắt, máy hàn.
Đường ống cấp nước phải được lắp đặt sao cho đi chìm trong tường của khu vệ sinh. Để đảm bảo điều này thì khi thi công lắp đặt phải cắt đục để tạo rãnh trên tường. Độ sâu cắt đục trung bình là từ 3 – 4cm và độ rộng rơi vào khoảng 5 – 10cm tùy từng vị trí lắp đặt.
Sau khi ống được lắp đặt xong sẽ sử dụng vữa xi măng để trát cố định ống trên tường và dưới sàn nhà.
4.3. Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm
Trục đứng cấp nước dân dụng được thiết kế bởi ống PPR đường kính ≤ D63. Để lắp đặt chính xác bạn nên dựa theo căn cứ của bản vẽ để xác định đúng vị trí. Sử dụng các giá treo đỡ ống để các ống trục đứng được, khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6m. Sau khi các ống nước được lắp đặt theo trục đứng, các giá đỡ phải đảm bảo sự chắc chắn. Bạn xác định đặt máy bơm nước và đổ bê tông bệ bơm để khi hoạt động không bị rung.
4.4. Lắp đặt đường ống thoát nước
Bạn nên thi công lắp đặt đường ống thoát nước từ dưới lên là thuận tiện nhất. Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới.
4.5. Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Khi các công tác như trát ốp. lát và trần hoàn thành mới là lúc bạn có thể lắp đặt nhà vệ sinh. Sử dụng các loại gioăng đồng bộ để ghép nối giữa các thiết bị với đường ống nước. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX. Sau khi thiết bị được lắp đặt xong bạn nên phải thử nước. Nước thoát phải nhanh thì mới là thành công.